google analytics code,Internet marketing coaching,kiem tra ten mien quoc te
Rộng hơn 2 ha nhưng trang trại này luôn đóng cửa im ỉm, những người bên trong không quan hệ với dân địa phương. Lúc thì họ nói mình là người Đài Loan, lúc là người Trung Quốc.
Cách Quốc lộ 1 khoảng 2 km, đi sâu vào hương lộ đá đỏ Mỹ Bình, qua cầu Cai Tài rồi rẽ trái vào con đường xi măng thuộc ấp 4, xã Quê Mỹ Thạnh, huyện Tân Trụ - Long An là thấy bờ rào bao quanh khu đất rộng mênh mông. Theo người dân địa phương, chủ nhân trang trại này là một người đàn ông ngoại quốc (khoảng 60 tuổi), tên Việt Nam là A Lý. Sau khi mua khu đất này, A Lý cho một phụ nữ tên Hương (38 tuổi) đứng tên đăng ký chủ quyền.
Hạn chế ra ngoài
Năm 2007, khi các ông Nguyễn Công Năm, Nguyễn Công Bảy, Nguyễn Công Trưởng, Nguyễn Công Sáng và Nguyễn Công Hóa vừa thu hoạch lúa xong thì A Lý cùng người phụ nữ tên Hương đến gặp để hỏi mua đất. Sau khi bàn bạc, A Lý đồng ý mua với giá khá cao, mọi giao dịch đều do bà Hương đứng ra lo liệu. Lô đất A Lý mua rộng hơn 2 ha, chiều ngang tiếp giáp mặt đường trên 50 m, chiều dài đến mấy trăm mét.
Sau khi giao dịch thành công, A Lý đã cho san lấp mặt bằng, xây dựng hàng rào kiên cố và đưa nhân công từ nơi khác đến, trong đó có “ông chủ nhỏ” trực tiếp quản lý mà mọi người được biết qua cái tên A Long (khoảng 36 tuổi), luôn sống khép kín.
Người dân địa phương cho biết những người sống và làm việc trong trang trại này rất hạn chế ra ngoài hoặc quan hệ với ai. “Ngoài A Long, còn nhiều người làm công, trong đó có phiên dịch cho ông ta” - một người dân nói.
Gặp họ khó lắm!
Mặc dù nơi đây được xây dựng như một trang trại nhưng cây cối bên trong đều xơ xác và cũng chẳng thấy bóng dáng công nhân chăm nom. Trong khi đó, bờ rào bao bọc được xây dựng khá kiên cố, phần dưới khoảng 1m được làm bằng bê tông, bên trên là lưới B40 cao gần 3m. Chạy sâu vào trong đến tận mé sông khoảng 200m, nằm khuất trong những tàng cây là một ngôi nhà tròn mái ngói và dãy nhà lá được cất nối liền nhau giống như tổ hợp sản xuất nhưng khá im lìm.
Anh Nguyễn Văn Cường (ngụ ấp 4) liền đi qua trang trại nhưng chưa bao giờ thấy người bên trong mang thứ gì ra ngoài bán. “Nếu nuôi gia cầm thì vài tháng cũng xuất chuồng, vậy mà chẳng thấy họ bán cho ai” - anh Cường thắc mắc. Một số người dân cho biết thỉnh thoảng cũng có xe tới chở ít ổi, vài con ngỗng nhưng không bán tại địa phương. “Cả khu đất vườn, ao rộng như thế mà mỗi năm chỉ bán vài trăm ký ổi, con vịt thì lấy tiền đâu trả cho nhân công” - một người nhận định.
Trước đây, con đường đi ngang khu vực trang trại chỉ trải đá, sau đó xã Quê Mỹ Thạnh vận động nhân dân đóng góp để đổ bê tông. Mặc dù đồng tình với việc góp 4 triệu đồng để làm con đường nhưng chủ trang trại, kể cả người quản lý là A Long, giao cho người làm công đem tiền đi đóng chứ không hề xuất đầu lộ diện. “Gặp họ khó lắm” - một cán bộ địa phương nói. Theo cán bộ này, mỗi lần có việc cần bàn bạc thì rất khó vào trang trại do cửa khóa kín, còn ngôi nhà nằm sâu bên trong nên có kêu họ cũng không nghe, mà nghe thì chưa chắc mở cửa.
Hành tung khó hiểu
Qua tìm hiểu, phóng viên được biết A Long có mặt tại trang trại từ khi nó mới bắt đầu hình thành, không rành tiếng Việt nên mọi giao dịch đều chuẩn y một người phụ việc khác, khi có việc cần họ mới ra ngoài và về đến trang trại thì ngay lập tức khóa kín cổng.
Sáng 25/2, phóng viên đến trang trại để tìm hiểu thì gặp một người thanh niên đứng trước cổng. Người này cho biết mình đang đợi A Long để cùng đi TPHCM. Ít phút sau, A Long ra mở cổng. Trong vai người cần tìm thuê đất, phóng viên đặt vấn đề mua đất thì chuẩn y phiên dịch, A Long cho biết mình là cháu gọi A Lý bằng cậu, chỉ mới sang Việt Nam. “Tôi ở trang trại này để chuẩn bị xây xưởng chăn nuôi và sản xuất nhang” - A Long nói.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét